Rau mồng tơi là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của gia đình. Là loại rau dễ trồng nên hầu như có thể tìm kiếm bất kì khu chợ nào. Tuy nhiên quen thuộc là như vậy nhưng không hẳn ai cũng hiểu hết công dụng của nó. Hãy tham khảo bài thuốc chữa đau khớp sau để hiểu rõ tác dụng của rau mồng tơi nhé.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Đối với những người hay bị đau nhức lưng (dạng đau nhức do bệnh phong thấp) thì có thể dùng rau mồng tơi đem nấu với móng heo. Rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu, nêm nếm gia vị, hầm cho chín mềm, sau đó cho mồng tơi vào là dùng được. Ngoài ra ăn canh mồng tơi nấu ngêu thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe của những người bệnh xương khớp.
Công thức mồng tơi nấu ngêu
Nguyên liệu:
- 500g nghêu; 400g rau mồng tơi; 50g sả cắt khúc; 15g gừng bào vỏ; Ớt hiểm, hành tím; Nước mắm, muối, tiêu; Bột ngọt; Giấm gạo; Hạt nêm.
Cách làm:
- Nghêu rửa sạch, luộc chín, gỡ lấy thịt, ướp với ít nước mắm và hạt nêm.
- Nước luộc nghêu lọc qua rây, đổ nhẹ tay bỏ phần cát lắng ở đáy nồi. Sả, ớt hiểm đập dập. Gừng cắt lát. Hành tím đập dập, bằm nhuyễn.
- Đun nóng dầu, phi thơm hành, cho thịt nghêu vào xào sơ, trút ra dĩa.
- Đun sôi nước luộc nghêu, cho sả, gừng, ớt vào nồi nước luộc sau đó cho nghêu, rau mồng tơi vào nấu chín. Nêm 1M giấm gạo, 2M muối, ½ M nước mắm, ½ m bột ngọt, 2M hạt nêm.
- Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, dùng nóng
*Lưu ý khi chữa đau nhức xương khớp bằng mồng tơi
Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.
Bên cạnh đó, để có một hệ xương khớp khỏe mạnh một cách an toàn và hiệu quả bạn hãy uống thuốc bổ khớp. Các loại thuốc bổ khớp trên thị trường hiện nay hầu hết được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, bồi bổ, tái tạo sụn và chất nhờn cho xương khớp, thúc đẩy sự vận động linh hoạt, chống viêm, xưng và thoái hóa khớp.
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!
Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014
Mồng tơi - Thực phẩm tốt cho xương khớp
Bài liên quan:
Các tin cùng chủ đề
Các tin khác
Ăn gì giúp ngăn ngừa bệnh viêm xương khớp
Viêm xương khớp thường diễn ra dần dần theo thời gian. Một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh này bao...Chi tiết
10 thực phẩm cho một bộ xương chắc khỏe
Để có một bộ xương chắc khỏe, hai chất dinh dưỡng không thể thiếu được là: canxi và vitamin D. Canxi...Chi tiết
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người mắc bệnh về khớp
Bệnh viêm xương khớp ngày nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến, ước tính có khoảng gần 100 loại v...Chi tiết
Dinh dưỡng trong bệnh lí xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống vận động, bao gồm cơ, xương, khớp và các tổ chức quanh khớp ...Chi tiết